Điểm sáng trong tuần thị trường chìm trong sắc đỏ đến từ giao dịch nhà đầu tư nước ngoài. Họ tiếp đà mua ròng 204 tỷ đồng trên toàn thị trường và những phiên mua bán - ròng trong tuần đan xen nhau.
Mức giảm khoảng 40-60% so với thời điểm đầu năm xuất hiện trên một loạt cổ phiếu bất động sản như DIG, DXG, HDC, CII, LDG, CEO, L14... ngay cả khi vừa trải qua 2 phiên tăng mạnh liên tiếp.
Việc thanh khoản thấp ở phiên 23/6 không phản ánh hết diễn biến tích cực ở chỉ số khi có rất nhiều cổ phiếu tăng trần. Do vậy, lực cầu cũng không có cơ hội để gia tăng hoặc lực bán bị triệt tiêu.
Ngay giữa đà tăng hừng hực khí thế của DIG cuối năm 2021 - đầu năm 2022, nhiều công ty chứng khoán và các chuyên gia đã đưa ra loạt định giá khá thận trọng, chỉ xoay quanh 36.000 - 42.000 đồng/cp, chưa đến một nửa thị giá DIG thời điểm đó.
VIX đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu GEX từ 24/6 đến 22/7.
Chuyên gia VNDIRECT dự báo đến đầu năm 2023, chứng khoán Việt Nam có khả năng quay lại mức đỉnh cũ của của năm 2022 vừa qua.
DCVFM VN30 ETF là quỹ ETF mô phỏng theo rổ VN30 gồm 30 cổ phiếu lớn nhất thị trường đáp ứng các tiêu chí về vốn hóa, tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi tự do – free float và thanh khoản. Tính từ đầu năm, quỹ ETF này đã bị rút ròng gần 1.500 tỷ đồng.
Viet First Securities cho rằng nội tại vĩ mô của Việt Nam vẫn duy trì ổn định. Tuy nhiên chỉ số VN-Index vẫn bị ảnh hưởng mạnh bởi các tin tức trên thế giới và đang trong giai đoạn tương đối rủi ro.
So với đỉnh đạt được hồi cuối tháng 10 năm ngoái, cổ phiếu HPG đã mất hơn một nửa thị giá, tương ứng vốn hóa thị trường giảm 129.670 tỷ đồng (~5,6 tỷ USD).
Từ đầu tháng 6 đến nay, MWG bị bán ròng hơn 4,4 triệu cổ phiếu thông qua khớp lệnh.
Tổng vốn hóa của 49 doanh nghiệp "tỷ đô" hiện lên tới gần 4,27 triệu tỷ đồng, tương ứng 186 tỷ USD, giảm so với thời điểm đầu năm là hơn 58 tỷ USD. So với tổng vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam là 5,03 triệu tỷ đồng thì quy mô vốn hóa 49 doanh nghiệp tỷ đô này chiếm tới 84,8%.
Từ đầu năm, VN30 có biến động tương đối đồng pha với VN-Index với mức giảm khoảng 18% trong khi VNMidcap và VNSmallcap đều lần lượt giảm 29% và 33%.
Trái ngược với xu hướng chung của cổ phiếu công nghệ thế giới, cổ phiếu công nghệ Việt Nam đều đã có lợi nhuận và không cần huy động vốn từ bên ngoài. Một số công ty còn là “bò sữa tiền mặt” với cổ tức tiền mặt trả đều đặn qua các năm.
Sau giai đoạn phân phối mạnh mẽ, các tay to sẽ mất thời gian đáng kể để gom lại hàng, chắc hẳn phải với giá rẻ. Thị trường chứng khoán Việt Nam, bởi vậy, sẽ còn gặp nhiều trắc trở trong giai đoạn tới.
Mức giảm trên 25% trong tuần qua đã xuất hiện trên hàng loạt cổ phiếu bất động sản, đặc biệt một số cái tên như DIG, LDG còn mất hơn 30%.
Trong bối cảnh thị trường chung có nhiều diễn biến không thuận lợi trong thời gian vừa qua, VNDIRECT vẫn không thay đổi kế hoạch lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ được ĐHĐCĐ thông qua ở mức 3.605 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trước.
Cổ phiếu LDG giảm sàn 5 phiên liên tiếp từ 11.850 đồng/cp về 8.290 đồng/cp, giảm 30%.
Cổ phiếu PAT tăng kịch trần trong phiên chào sàn UPCoM lên 168.000 đồng/cp.
GĐ Phân tích VDSC cho biết tăng trưởng EPS trong năm nay khoảng 20%, P/E thị trường rơi vào mức 13 lần. So sánh với các năm trước đây, mức P/E hiện tại đang rất hấp dẫn, tuy nhiên lại có sự phân hoá, chọn lọc cho từng nhóm ngành và từng cổ phiếu.
Giải trình OGC cũng nhấn mạnh, công ty mẹ và các đơn vị thành viên đang thực hiện tái cơ cấu các khoản đầu tư cổ phần, cổ phiếu, các dự án bất động sản và Công ty cũng đang tích cực thu hồi/bán các khoản công nợ phải thu. Vì vậy, OGC đánh giá BCTC được lập trên cơ sở giả định hoạt động liên tục là phù hợp.
Sau nhịp giảm mạnh, vốn hoá thị trường nhiều doanh nghiệp đã giảm về gần với giá trị khoản mục tiền mặt - tài sản được xem là có tính an toàn cao trong giai đoạn trồi sụt. Như vậy, việc dự trữ được nguồn tiền mặt dồi dào có thể giúp nhiều doanh nghiệp phòng thủ tốt và thậm chí hưởng lợi trong bối cảnh hiện tại.